Kết quả tìm kiếm cho "Huyện Châu Phú"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 14063
Chăm lo cho đoàn viên, người lao động là nội dung quan trọng trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Tập trung cho nhiệm vụ này, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh đã dành nguồn lực, lựa chọn các nội dung hoạt động phù hợp để triển khai cho các công đoàn cơ sở doanh nghiệp.
Chiều 16/4, UBND huyện Châu Phú tổ chức Hội nghị sơ kết công tác an ninh trật tự trên địa bàn huyện và triển khai, ký kết kế hoạch phối hợp giữa UBND huyện và Tổ công tác số 2 (Công an tỉnh) về tăng cường các giải pháp phòng ngừa, tập trung xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp, đảm bảo tình hình an ninh trật tự sau khi kết thúc hoạt động Công an cấp huyện.
Với tinh thần “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tổ Cất nhà từ thiện thị trấn Cái Dầu (huyện Châu Phú) luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương chăm lo cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn về nhà ở có được mái ấm để “an cư, lạc nghiệp”. Qua đó, bà con có thêm niềm tin, động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Với diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc "tốp đầu" ĐBSCL, An Giang sở hữu tiềm năng lớn trong liên kết tiêu thụ, chế biến nông sản. Ngành nông nghiệp An Giang đang nỗ lực đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh.
Phương châm “Láng giềng tốt đẹp - Hữu nghị truyền thống - Hợp tác toàn diện - Bền vững lâu dài” của Nhân dân 2 nước Việt Nam - Campuchia được cụ thể hóa đến cấp huyện, xã giáp biên. Điển hình là tình cảm keo sơn giữa TP. Châu Đốc và huyện Bourei Cholsar (tỉnh Takeo).
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương, giáo dục con người và xây dựng nền tảng đạo đức. Nhận thức rõ vai trò của người phụ nữ trong gia đình, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Châu Phú đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ hội viên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống MTTQ, ban, ngành, đoàn thể cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là cuộc vận động) trên địa bàn tỉnh được triển khai từ thành thị đến nông thôn và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân…
"Ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong việc chống hàng giả đang trở thành xu hướng tất yếu, không chỉ nâng cao hiệu quả, tính minh bạch, còn giúp tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng. Khi công nghệ số ngày càng phát triển và phổ biến, đây chính là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp (DN)” - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Phan Văn Kiến chia sẻ.
Từ năm 2024 đến nay, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh liên tục đăng thông tin tuyển dụng lao động để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, tăng đơn hàng… Tuy nhiên, số lượng tuyển được thực tế vẫn chưa đủ so với nhu cầu.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, nhận được sự hướng ứng của Nhân dân. Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân và đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tạo động lực phát triển.
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường tập trung triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, xây dựng bảng giá đất; duy trì thu gom, xử lý rác thải đạt gần 80% khối lượng, đang triển khai dự án đầu tư hạ tầng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đóng cửa 9 bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm… Cùng với đó, tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản; kiểm soát khai thác, vận chuyển cát, đá, đặc biệt là cung cấp vật liệu cho các dự án cao tốc...